Đồng Nai là một tỉnh có sự phát triển đột biến về ngành nông nghiệp. Hiện nay Đồng Nai vẫn đang tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện. Chính vì thế đây là một vùng đất màu mỡ được nhiều người chú ý tới. Chính vì thế mà dân số tại đây đứng thứ 5 cả nước. Cũng vì điều đó mà hiện nay có rất nhiều người đặt ra dân số tỉnh Đồng Nai là bao nhiêu? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc như vậy thì hãy cùng DongNaitoplist tìm hiểu chi tiết về vùng đất này nhé!
Đôi nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh được hợp nhất bởi 2 tỉnh cũ là Biên Hoà và Long Khánh. Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Biên Hoà là một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Đến năm 2019 Đồng Nai đã chuyển thị xã Long Khánh thành một thành phố Long Khánh. Hiện nay Đồng Nai đang sở hữu 40 di tích lịch sử và trong đó 24 di tích được công nhận là lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hiện nay Đồng Nai được xem là một tỉnh có đa dạng dân tộc với khoảng 36 dân tộc sinh sống.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, với mức dân số đứng thứ 5 trên cả nước. Đồng Nai hiện nay có diện tích tự nhiên là 5.903.940 km2 và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay Đồng Nai có 2 thành phố và 9 huyện. Đồng Nai được xem là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh Đồng Nai.
Vị trí địa lý
Đồng Nai còn là một tỉnh có hệ thống giao thông rất thuận tiện với rất nhiều tuyến đường lớn của Quốc gia. Đồng Nai hiện nay có hệ thống đường lớn phải kể đến như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, tuyến đường sắt bắc – nam,… Nên việc di chuyển và phát triển kinh tế với các miền được diễn ra rất thuận lợi.
Hiện nay Đồng Nai Giáp với một số tỉnh lân cận về các hướng như:
- Phía đông giáp với Bình Thuận và Lâm Đồng
- Phía tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương
- Phía nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía bắc giáp với tỉnh Bình Phước
Đồng Nai được xem là một vùng kinh tế trọng điểm thuộc khu vực nam bộ. Đồng thời Đồng Nai cũng là một trong 4 góc nhọn của tứ giác phát triển là thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa, Vũng Tàu – Đồng Nai.
Lợi thế tự nhiên
Về lợi thế tự nhiên thì Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng trung du. Cùng với đó là những núi sót rải rác và thấp dần theo hướng Bắc Nam với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình tại đây được chia thành các dạng như:
- Địa hình đồng bằng
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển
- Địa hình đồi lượn sóng
- Địa hình núi thấp
- Địa hình đất phù sa, đất gley
- Và cuối cùng là đất cát có địa hình bằng phẳng
Tuy nhiên thì ở Đồng Nai cũng có một số địa hình ngập trũng nước quanh năm. Ở đây đất đen, nâu, xám hầu hết tất cả đều có độ dốc nhỏ hơn 8 độ. Và đất đỏ đều thấp hơn 15 độ. Hiện nay tổng diện tích đất nông lâm nghiệp cho diện tích chiếm khoảng 49,1%. Đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, đất chuyên dùng chiếm khoảng 13% và 2,1% là đất dân cư. Bên cạnh đó còn có diện tích đất chưa chiếm dụng khoảng 5,4%.
Về khí hậu
Đồng Nai thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với hai màu tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường kéo dài từ đầu khoảng 4 tháng và mùa mưa thường kéo dài khoảng tháng 5 đến tháng 12. Nhiệt trung bình tại đây rơi vào khoảng 25 – 27 độ C. Và nhiệt độ cao cực trị tại đây lên đến khoảng 40 độ C. Hơn hết lượng mưa tại đây cũng tương đối lớn trung bình 1 năm từ khoảng 1700 – 1800 mm.
Về tài nguyên thiên nhiên
Rừng tại đây có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, có tài nguyên động vật thực vật rất phong phú. Và tại Đồng Nai có một rừng quốc gia tiêu biểu phải kể đến là rừng Nam Cát Tiên. Hơn hết tài nguyên khoáng sản tại đây cũng rất phong phú như về các loại kim loại quý hiếm, đá quý, kim loại màu, than bùn, nước khoáng,… Hiện nay độ che phủ rừng tại đây đạt 29.24%. Đây cũng là một tỉnh có tỷ lệ rừng che phủ nhất tại khu vực Đông Nam Bộ.
Dân số Đồng Nai là bao nhiêu?
Theo thống kê mới nhất thì dân số tỉnh Đồng Nai ước tính là khoảng 3.310,86 nghìn người. Tăng 1,69% so với cùng kỳ. Trong đó thì nam chiếm 1.649,81 ngàn người chiếm khoảng 49,83% và tăng 1,7%. Nữ chiếm 1.661,05 nghìn người tăng khoảng 1,68% và chiếm 50,7%.
Dân số được chia thành 2 khu vực:
- Khu vực thành thị 1.508,36 nghìn người, tăng 2,59% và chiếm 45,56%
- Khu vực nông thôn chiếm khoảng 54,44% với mức dân số là 1.802 ,5 nghìn người tăng khoảng 0,95%.
Hiện nay có khoảng 35 dân tộc sinh sống tại Đồng Nai. Dân tộc Kinh chiếm 92% và 8% còn lại là dân tộc thiểu số. Trong đó có 4 dân tộc bản địa là Chơ Ro, Mạ, STiêng, Cơ Ho và ngoài ra còn có 3 dân tộc sống lâu đời tại đay là Hoa, Chăm, Khmer. Hiện nay dân tộc chiếm dân số đông nhất là dân tộc Hoa, tiếp đến là Nùng, Chơ Ro, Tày, Khmer,…
Bài viết trên DongNaitoplist đã tìm hiểu và tổng hợp lại về đặc điểm của Đồng Nai. Qua bài viết này mong có thể cung cấp cho bạn thêm một số thông tin bổ ích về khí hậu, địa hình. Và cũng như giúp bạn giải đáp được câu hỏi dân số tỉnh Đồng Nai là bao nhiêu? Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới bổ ích hơn nhé!